Thẻ meta mô tả của trang cung cấp cho Google và các công cụ tìm kiếm khác bản tóm tắt nội dung trang (1). Trong khi tiêu đề trang có thể là một vài từ hoặc cụm từ, thẻ meta mô tả của trang có thể là một hoặc hai câu hoặc một đoạn ngắn. Công cụ Quản trị Trang web của Google cung cấp phần phân tích nội dung hữu ích sẽ cho bạn biết về bất kỳ thẻ meta mô tả nào hoặc quá ngắn, quá dài hoặc trùng lặp quá nhiều lần (thông tin tương tự cũng được hiển thị cho các thẻ <title>). Giống như thẻ <title>, thẻ meta mô tả được đặt trong thẻ <head> của tài liệu HTML của bạn.
(1) Phần đầu của thẻ meta mô tả cho trang web của chúng tôi, cung cấp tổng quan ngắn gọn về các dịch vụ của trang web
Tầm quan trọng của các thẻ meta mô tả như thế nào?
Các thẻ meta mô tả rất quan trọng vì Google có thể sử dụng chúng làm các đoạn trích cho trang của bạn. Hãy lưu ý rằng chúng tôi nói rằng "có thể" bởi vì Google có thể chọn sử dụng phần tương ứng của văn bản hiển thị trên trang của bạn nếu nó khớp với truy vấn của người dùng. Hoặc, Google có thể sử dụng mô tả của trang web của bạn trong Dự án Thư mục Mở (ODP) nếu trang web của bạn có trong danh sách đó (tìm hiểu cách ngăn các công cụ tìm kiếm hiển thị dữ liệu ODP). Thêm các thẻ meta mô tả vào mỗi trang web của bạn luôn luôn là biện pháp tốt trong trường hợp Google không thể tìm thấy
lựa chọn văn bản tốt để sử dụng trong đoạn trích. Blog Trung tâm Quản trị Trang web có bài đăng giàu thông tin về cải tiến các đoạn trích bằng các thẻ meta mô tả tốt hơn.
Các đoạn trích xuất hiện bên dưới tiêu đề của trang và phía trên URL của trang trong kết quả tìm kiếm.
Các từ trong đoạn trích được in đậm khi chúng xuất hiện trong truy vấn của người dùng (2). Điều này giúp người dùng biết liệu nội dung trên trang có khớp với những gì mà người đó đang tìm kiếm hay không. Dưới đây là ví dụ khác (3), đây là hiển thị đoạn trích từ thẻ meta mô tả ở trang sâu hơn (lý tưởng là trang này có thẻ meta mô tả duy nhất của riêng mình) chứa bài viết.
(2) Người dùng thực hiện truy vấn [baseball cards]. Trang chủ của chúng tôi xuất hiện dưới dạng kết quả, với một phần thẻ meta mô tả của nó được sử dụng làm đoạn trích
(3) Người dùng thực hiện truy vấn [rarest baseball cards]. Một trong số các trang sâu hơn của chúng tôi, với thẻ meta mô tả duy nhất của mình được sử dụng làm đoạn trích, xuất hiện dưới dạng kết quả
Biện pháp tốt cho các thẻ meta mô tả
1. Tóm tắt một cách chính xác nội dung của trang: Viết mô tả vừa cung cấp thông tin vừa thu hút người dùng nếu họ nhìn thấy thẻ meta mô tả của bạn dưới dạng đoạn trích trong kết quả tìm kiếm. Bạn cần tránh:
- Viết thẻ meta mô tả không liên quan đến nội dung trên trang
- Sử dụng các mô tả chung chung như "Đây là một trang web" hoặc "Trang về thẻ bóng chày"
- Chỉ điền các từ khoá vào mô tả
- Sao chép và dán toàn bộ nội dung của tài liệu vào thẻ meta mô tả
- Sử dụng thẻ meta mô tả cho tất cả các trang trên trang web của bạn hoặc cho số lượng trang lớn
<!-- Meta Tags SEO Full Pack by http://www.thuthuatblogger.info for Bloggers -->Đoạn text được đánh dấu màu đỏ chính là phần mô tả. Bạn nên thay bằng một đoạn văn bản ngắn tóm tắt nội dung chủ đề trọng tâm của blogspot của bạn. Đoạn mô tả có thể là một hoặc hai câu văn, không nên là một chuỗi các từ khóa, không nên dài quá 140 ký tự.
<b:if cond='data:blog.url == data:blog.homepageUrl'>
<meta content='Thủ thuật Blogger lưu trữ tài nguyên và mẹo thiết kế blog trên nền tảng blogspot.' name='description'/>
<meta content='Thủ thuật Blogger, Blogger tips, tricks, hacks, tutorials, Blogger, blogspot, Bloggerism, template, CSS, Javascript, HTML, jQuery, Mootools, Scriptaculous, SEO' name='keywords'/>
<meta content='index,follow' name='robots'/>
<b:else/>
<b:if cond='data:blog.pageType == "item"'>
<meta expr:content='data:blog.pageName' name='Description'/>
<b:else/>
<b:if cond='data:blog.pageType == "static_page"'>
<meta expr:content='data:blog.pageName' name='Description'/>
<b:else/>
<meta expr:content='data:blog.pageName' name='Description'/><meta content='noindex,nofollow' name='robots'/></b:if>
</b:if>
</b:if>
Đoạn text được đánh dấu màu xanh là phần từ khóa. Bạn thay chuỗi các từ khóa liên quan đến chủ đề trên blogspot của bạn. Lưu ý Google không sử dụng thẻ meta từ khóa (keyword tag) để xếp hạng pagerank nên ở đây chỉ cần đặt thẻ meta từ khóa cho trang chủ là được. Gói code ở trên giúp tạo tính duy nhất cho thẻ meta mô tả ở các kiểu trang gồm trang chủ, trang item, trang tĩnh, trang nhãn và trang lưu trữ.
Riêng dòng <meta content='noindex, nofollow' name='robots'/> giúp khai báo cho Google biết bạn không muốn đánh chỉ mục các trang nhãn và trang lưu trữ để giúp tránh lặp nội dung góp phần cho trang web của bạn mau có sitelinks.
Vậy kết hợp thẻ tiêu đề và thẻ meta mô tả với nhau, chúng ta vận dụng vào blogspot như thế này:
Đoạn code này cần được đặt sau thẻ <head> trong Template.<b:include data='blog' name='all-head-content'/><!-- Meta Tags SEO Full Pack by http://www.thuthuatblogger.info for Bloggers -->
<b:if cond='data:blog.url == data:blog.homepageUrl'>
<meta content='Thủ thuật Blogger lưu trữ tài nguyên và mẹo thiết kế blog trên nền tảng blogspot.' name='description'/>
<meta content='Thủ thuật Blogger, Blogger tips, tricks, hacks, tutorials, Blogger, blogspot, Bloggerism, template, CSS, Javascript, HTML, jQuery, Mootools, Scriptaculous, SEO' name='keywords'/>
<meta content='index,follow' name='robots'/>
<b:else/>
<b:if cond='data:blog.pageType == "item"'>
<meta expr:content='data:blog.pageName' name='Description'/>
<b:else/>
<b:if cond='data:blog.pageType == "static_page"'>
<meta expr:content='data:blog.pageName' name='Description'/>
<b:else/>
<meta expr:content='data:blog.pageName' name='Description'/>
<meta content='noindex,nofollow' name='robots'/>
</b:if>
</b:if>
</b:if>
<b:if cond='data:blog.url == data:blog.homepageUrl'>
<title><data:blog.title/></title>
<b:else/>
<title><data:blog.pageName/> | <data:blog.title/></title>
</b:if><b:skin><![CDATA[/*
{ 0 comments... read them below or add one }
Post a Comment